此網頁需要支援 JavaScript 才能正確運行,請先至你的瀏覽器設定中開啟 JavaScript。

This webpage requires JavaScript to function properly. Please enable JavaScript in your browser settings.

Cette page web nécessite JavaScript pour fonctionner correctement. Veuillez activer JavaScript dans les paramètres de votre navigateur.

Esta página web requiere JavaScript para funcionar correctamente. Por favor, habilite JavaScript en la configuración de su navegador.

Diese Webseite benötigt JavaScript, um ordnungsgemäß zu funktionieren. Bitte aktivieren Sie JavaScript in Ihren Browser-Einstellungen.

Для корректной работы этой веб-страницы требуется поддержка JavaScript. Пожалуйста, включите JavaScript в настройках вашего браузера.

このウェブページを正常に動作するにはJavaScriptが必要です。ブラウザの設定でJavaScriptを有効にしてください。

이 웹 페이지는 올바르게 작동하려면 JavaScript가 필요합니다. 브라우저 설정에서 JavaScript를 활성화하십시오.

Tato webová stránka vyžaduje pro svůj správný chod podporu JavaScriptu. Prosím, povolte JavaScript v nastavení vašeho prohlížeče.

Ez a weboldal a megfelelő működéshez JavaScript támogatásra szorul. Kérjük, engedélyezze a JavaScript használatát a böngészőjében.

Questa pagina web richiede JavaScript per funzionare correttamente. Si prega di abilitare JavaScript nelle impostazioni del browser.

Šī tīmekļa lapa darbībai ir vajadzīgs JavaScript atbalsts. Lūdzu, ieslēdziet JavaScript savā pārlūkprogrammas iestatījumos.

Esta página da web requer JavaScript para funcionar corretamente. Por favor, ative o JavaScript nas configurações do seu navegador.

Deze webpagina vereist JavaScript om correct te functioneren. Schakel JavaScript in uw browserinstellingen in.

Ta strona wymaga obsługi JavaScript, aby działać prawidłowo. Proszę włączyć obsługę JavaScript w ustawieniach przeglądarki.

Laman web ini memerlukan JavaScript untuk berfungsi dengan betul. Sila aktifkan JavaScript dalam tetapan pelayar anda.

Halaman web ini memerlukan JavaScript untuk berfungsi dengan baik. Harap aktifkan JavaScript di pengaturan browser Anda.

เว็บไซต์นี้ต้องการ JavaScript เพื่อทำงานอย่างถูกต้อง โปรดเปิด JavaScript ในการตั้งค่าบราวเซอร์ของคุณ

Bu web sayfasının düzgün çalışması için JavaScript gereklidir. Lütfen tarayıcı ayarlarınızda JavaScript'i etkinleştirin.

Trang web này yêu cầu JavaScript để hoạt động đúng. Vui lòng kích hoạt JavaScript trong cài đặt trình duyệt của bạn.

Эн вэб хуудас нь зөв ажиллахын тулд JavaScript дэмжлэг авах шаардлагатай. Таны броузерын тохиргоонд JavaScript-ийг идэвхжүүлнэ үү.

ဒီဝန်ဆောင်မှုစာမျက်နှာကိုမှားယွင်းရန် JavaScript ကိုလိုအပ်ပါ။ သင့်ရဲ့ဘောဒီကိုပြင်ဆင်ရန် JavaScript ကိုဖွင့်ပါ။

ບໍ່ສາມາດເຮັດວຽກເວັບໄຊນີ້ໄດ້ຖ້າບໍ່ມີການສະຫລັບ JavaScript. ກະລຸນາໃຊ້ການຕັ້ງຄ່າຂອງເວັບໄຊໃຫ້ເປີດ JavaScript ກ່ອນ.

ទំព័រវេបសាយនេះត្រូវការ JavaScript ដើម្បីដំណើរការប្រើប្រាស់បានល្អ។ សូមបើក JavaScript នៅក្នុងការកំណត់របស់អ្នកក្នុងក

  Sự kiện Khoa học Công nghệ nổi bật 2023 - Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam 駐越南台北經濟文化辦事處 :::
:::

Sự kiện Khoa học Công nghệ nổi bật 2023

Việt Nam tăng hai bậc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Theo báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) công bố tháng 10, Việt Nam tăng hai bậc từ 48 lên 46 so với năm 2022 trên 132 quốc gia, nền kinh tế. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, sau Ấn Độ.

Việc tăng hạng của Việt Nam năm 2023 được ghi nhận ở chỉ số đầu vào, gồm 5 trụ cột: thể chế; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển của doanh nghiệp. Song song với việc ghi nhận chỉ số đầu ra, gồm 2 trụ cột: sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.

Tại chương trình Techfest Dấu ấn 2023 hôm 25/11, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đang có xu hướng phát triển tích cực. Cả nước có 20 trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo địa phương, hơn 1.400 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, hơn 170 trường đại học tổ chức hoạt động khởi nghiệp với 43 vườn ươm. Hồi tháng 10, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã đi vào hoạt động với mục tiêu thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nhanh, bền vững dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Năm tuyến cáp quang biển cùng gặp sự cố

Hạ tầng Internet Việt Nam bất ổn ngay từ đầu năm khi toàn bộ 5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam với thế giới đều gặp trục trặc. Trong đó, ba tuyến AAG, AAE-1, APG lỗi từ 2022 chưa khắc phục xong. Đến ngày 28/1, tuyến cáp tiếp theo là IA mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế hướng đi Singapore. Chưa đầy một tháng sau, tuyến cuối cùng là SMW-3 cũng bị gián đoạn.

26 năm kể từ khi Việt Nam hòa vào mạng Internet toàn cầu, đây là lần đầu cả năm tuyến gặp vấn đề cùng lúc, khiến việc truy cập Internet của người dùng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Nhà mạng ước tính các tuyến cáp quang biển của Việt Nam mất khoảng 75% dung lượng đường truyền. Sự cố đã bộc lộ việc hạ tầng Internet của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đối số, đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường Internet. Trong cả năm 2023, những lần đứt cáp đơn lẻ vẫn tiếp tục diễn ra, trong khi việc khắc phục lỗi cũ kéo dài nhiều tháng, khiến hạ tầng cáp quang biển chưa một ngày nào nguyên vẹn.

Tại sự kiện Internet Day cuối tháng 11, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ sớm ban hành Kế hoạch phát triển cáp quang quốc tế Việt Nam. Các nhà mạng cũng khẳng định sẽ đưa vào hoạt động hai tuyến cáp mới là ADC và SJC2 trong năm 2024. Mỗi tuyến dự kiến bổ sung 18 Tbps dung lượng Internet cho Việt Nam.

Hàng triệu sim rác bị xóa sổ

Từ tháng 3, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam bắt đầu triển khai chiến dịch loại bỏ sim không chính chủ.

Chiến dịch đi qua nhiều giai đoạn, từ chuẩn hóa thông tin thuê bao theo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào tháng 3, đến mở rộng thanh kiểm tra các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, tổ chức, cá nhân đứng tên từ 10 thuê bao trở lên trên khắp cả nước vào tháng 5. Việc phát triển thuê bao mới tại Việt Nam cũng có thay đổi lớn. Kênh đại lý, vốn chiếm 80% doanh số bán sim, bị loại bỏ từ tháng 9 vì sai phạm trong quá trình đăng ký thông tin thuê bao, như làm giả thông tin, thuê người đứng tên, bán sim đã đăng ký. Thị trường sim số hiện chỉ còn tập trung vào hai kênh là trực tiếp qua nhà mạng và qua các hệ thống bán lẻ điện thoại uy tín.

Chiến dịch được kỳ vọng giúp loại bỏ sim rác - một trong những nguyên nhân chính của vấn nạn cuộc gọi rác trong thời gian dài. Ngoài ra, khi thông tin thuê bao được chuẩn hóa, người dân có thể dễ dàng sử dụng số điện thoại cho các dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tình trạng bị lợi dụng thông tin để đăng ký sim cho mục đích xấu.

Đến hết tháng 8, 19,6 triệu thuê bao bị xử lý. Trong số này, hơn 7,1 triệu thuê bao đã chuẩn hóa lại và hoạt động bình thường, hơn 12 triệu bị khóa một chiều, hai chiều hoặc bị thu hồi.

Cơn sốt AI ở Việt Nam

ChatGPT mở đầu cho cơn sốt AI tạo sinh (Generative AI) ở Việt Nam. Từ đầu năm, dù OpenAI chưa triển khai chatbot này ở thị trường trong nước, nhiều người sẵn sàng chi hàng trăm nghìn đồng mua tài khoản, dùng IP ảo để trải nghiệm. Ban đầu thu hút người dùng vì sự tò mò, nhưng rất nhanh sau đó, các mô hình AI tạo sinh như ChatGPT đã được nghiên cứu, ứng dụng trong hàng loạt lĩnh vực như giải trí, giáo dục, tài chính. Nhiều nhà văn Việt dùng ChatGPT để biên soạn mục lục và tư duy đề tài; giáo viên và học sinh sử dụng như một công cụ hỗ trợ thông tin. Trước sự phổ biến của chatbot, các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng đàn hàng chục tọa đàm để thảo luận cách phản ứng với cơn sốt AI. "ChatGPT sẽ thay đổi toàn diện nền giáo dục Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhận định trong tọa đàm ngày 13/2.

Công cụ AI tạo ảnh cũng mở ra trào lưu mới ở Việt Nam. Các ứng dụng biến ảnh selfie thành avatar như Remini, hay ảnh theo phong cách anime của Loopsie liên tục vượt qua các nền tảng truyền thông xã hội để đứng đầu danh sách ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam trên App Store.

Các doanh nghiệp, tổ chức và startup trong nước cũng không đứng ngoài xu hướng. Đầu tháng 9, ứng dụng dịch thuật của hai du học sinh Việt nhận khoản đầu tư hàng chục tỷ đồng tại Mỹ nhờ kết hợp AI để chuyển văn bản tiếng Việt thành tiếng Anh cùng 100 ngôn ngữ khác nhau. Cuối tháng 10, nền tảng AI tạo sinh FPT Gen AI ra mắt với khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ. Đầu tháng 12, VinAI giới thiệu mô hình PhởGPT với 7,5 tỷ tham số. Cùng tháng, Viettel đề nghị hợp tác với Nvidia để tạo siêu máy tính chứa 1.000 GPU nhằm xây dựng và huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử, tài chính ngân hàng cũng đang tích hợp AI tạo sinh vào chatbot tương tác với khách hàng. Thống kê Financial Services: State of the Nation Survey 2023 (Dịch vụ tài chính: Khảo sát quốc gia 2023) của Finastra cho thấy, Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về mối quan tâm đến AI tạo sinh.

Việt Nam cũng ghi nhận sự hợp tác với nhiều nhà khoa học, doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực AI toàn cầu, như giáo sư Andrew Ng của Landing AI, CEO Jensen Huang của Nvidia. Trong chuyến thăm đầu tháng 12, ông Huang đánh giá Việt Nam hội tụ đủ các thành phần để phát triển trí tuệ nhân tạo, gồm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là lực lượng nhân lực công nghệ thông tin dồi dào. "Đây là thời cơ của Việt Nam. Nếu có thể cưỡi trên con sóng AI, Việt Nam sẽ tăng trưởng, thịnh vượng, cơ hội rộng mở. Tôi tin chúng ta có khả năng làm được điều đó", ông nói.

Theo báo cáo Market Insights của Statista, quy mô thị trường AI tạo sinh ở Việt Nam ước tính vượt mốc 100 triệu USD trong 2023.

Bước tiến của ngành bán dẫn

Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, 2023 đánh dấu bước nhảy vọt của Việt Nam trong ngành vi mạch bán dẫn.

Đầu năm nay, công ty bán dẫn non trẻ của Việt Nam là FPT Semiconductor đã có những đơn hàng chục triệu chip với các đối tác nước ngoài. Đến tháng 10, Viettel ra mắt chip 5G đầu tiên, cho thấy việc các doanh nghiệp Việt đã có thể làm chủ các công đoạn thiết kế chip công nghệ cao.

2023 cũng ghi nhận hàng loạt thỏa thuận trong hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam với quốc tế. Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9, đây là một trong những lĩnh vực được hai bên quan tâm thảo luận. Mỹ đã hứa hẹn khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn cho Việt Nam. Tuyên bố chung khẳng định hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu.

Ngay sau đó, trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ, một số thỏa thuận ký kết cũng được thực hiện với các hãng bán dẫn lớn của Mỹ, như Synopsys, Qualcomm, Marvell để xây dựng các trung tâm nghiên cứu cũng như đào tạo nhân sự.

Năm nay cũng đánh dấu Việt Nam sẽ sớm có thêm những nhà máy tỷ USD trong lĩnh vực chip. Sau Intel, hai tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực đóng gói và kiểm thử là Amkor và Hana Micro tuyên bố đầu tư lần lượt 1,6 và 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam. Tại cuộc gặp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 12, đại diện Hiệp hội bán dẫn Mỹ SIA khẳng định "nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đang tăng gấp đôi số tiền đầu tư của họ" vào Việt Nam.